498, Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TPHCM Hotline: 0961242525 - 0961491348
facebookyoutubetwittergoogle
Bật mí các thông tin xoay quanh vấn đề bếp ăn công nghiệp

Nguyên tắc thiết kế bếp ăn công nghiệp

Việc thiết kế bếp ăn công nghiệp luôn là một vấn đề lớn của nhiều đơn vị doanh nghiệp, chủ đầu tư lĩnh vực này. Bởi ý tưởng thiết kế thường sẽ được lên từ rất sớm, trước khi bắt tay vào xây dựng, nhằm đảm bảo sự thuận tiện cho mọi quy trình nấu nướng sau khi gian bếp được hình thành.

Nguyên tắc thiết kế của bếp ăn công nghiệp được hiểu là phải thiết kế theo quy trình bếp một chiều, đảm bảo sự lưu thông một chiều của thực phẩm, tránh sự chồng chéo trong các khâu nấu nướng, tiết kiệm tối đa thời gian, đồng thời tránh sự va chạm  giữa các thực phẩm sống chín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng hệ thống bếp ăn tập thể trong các nhà máy sản xuất hay trong các khu công nghiệp đòi hỏi phải khoa học, bố trí các thiết bị nhà bếp hợp lý, tiết kiệm được diện tích, cũng như thuận tiện cho quá trình thi công nhanh chóng để cơ sở đi vào hoạt động. Đặc biệt, nơi này phải đảm bảo an toàn, không gây mùi khó chịu và giúp các nhân viên di chuyển thuận lợi từ nơi này qua nơi khác. 

=>Xem thêm thiết bị bếp nhà hàng đa dạng, đạt tiêu chuẩn tại inox Gia Huy Phát<=

Bếp ăn công nghiệp phải được thiết kế theo quy tắc 1 chiều

Các khu chính trong gian bếp công nghiệp

Để bếp ăn công nghiệp đáp ứng được các tiêu chí theo quy tắc của bếp ăn 1 chiều như: an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết kiệm không gian thời gian, cũng như tạo sự thuận tiện triệt để cho nhân công tại gian bếp, bếp ăn công nghiệp sẽ được phân thành nhiều khu vực, mỗi khi vực sẽ thực hiện các chức năng khác nhau, cũng như sở hữu nhiều thiết bị bếp công nghiệp khác nhau.Cụ thể sẽ bao gồm các khu như sau:

  1. Khu tiếp nhận: là nơi thực phẩm được chuyển vào để chuẩn bị cho quá trình chế biến, nấu nướng. Khu này được thiết kế để xe ra vào giao hàng dễ dàng, tránh người giao hàng ra vào khu bếp.
  2. Khu lưu trữ: Đây là khu vực đặt biệt quan trọng, với nhiệm vụ bảo quản tất cả các nguyên liệu có trong thực đơn giúp cho công đoạn chế biến diễn thuận lợi. Khu lưu trữ sẽ được bố trí nằm ở trung gian giữa khu nhận hàng và khu sơ chế để nhân viên thuận tiện giao thông.
  3. Khu sơ chế: Khu vực này là công đoạn đầu tiên trong quá trình nấu nướng. Bằng việc lấy đồ từ kho bảo quản lưu trữ , sau đó đem ra sơ chế, rửa, thái, chặt,...do đó thiết bị tại khu sơ chế sẽ bao gồm: máy thái thịt, máy xay thịt, máy cưa xương, bàn sơ chế, chậu rửa nhiều kích thước, kệ inox để đồ, thùng rác,...
  4. Khu chế biến: Thực phẩm sau khi sơ chế, gia công sẽ chuyển đến khu chế biến để bắt đầu hình thành món. Việc thiết kế không gian ở khu này cần sự rộng rãi để đầu bếp tiện đi lại, thao tác nấu dễ dàng. Ngoài ra, đây là khu vực chứa nhiều thiết bị nhà bếp quan trọng như: các dòng bếp công nghiệp, tủ hấp cơm, lò vi sóng,... Thông thường, khi thiết kế khu chế biến sẽ được đặt ở ngay chính 
  5. Khu soạn chia: Thức ăn chính sau khi được chế biến sẽ chuyển sang khu soạn chia, và các nhân viên sẽ tiến thành chia phần ăn theo khay. Khu vực này luôn có sự riêng biệt với khu nhận hàng, khu sơ chế nhằm tránh các loại thực phẩm sống chưa qua chế biến.
  6. Khu rửa: Thức ăn thừa, bát đĩa bẩn và các dụng cụ nhà bếp sau khi nấu nướng đều sẽ được vận chuyển đến khu vực rửa để xử lí, làm sạch và diệt khuẩn. Khu vực này sẽ được trang bị nhiều thiết bị rửa như: chậu rửa, kệ để bát đĩa, các loại máy rửa hiện đại…

=>Tìm hiểu các loại chậu rửa bát được ưa chuộng tại inox Gia Huy Phát<=

Bếp ăn công nghiệp được chia thành nhiều khu, với mỗi chức năng và nhiều thiết bị riêng

Bếp ăn công nghiệp được chia thành nhiều khu, với mỗi chức năng và nhiều thiết bị riêng

Một số lưu ý

Quá trình thiết kế và sử dụng bếp ăn công nghiệp luôn được xem là vô cùng phức tạp, bởi nó cần sự chuyên nghiệp, và tính khoa học. Việc thực hiện bếp ăn một chiều trong gian bếp công nghiệp luôn có những lưu ý như:

  • Trước khi vào bếp, nhân viên phải vệ sinh tay sạch sẽ
  • Hàng thực phẩm tươi sống phải được phân loại và sơ chế theo từng khu vực riêng 
  • Các thùng rác trong khu sơ chế phải có nắp đậy, bao đựng rác phải được thay mới ít nhất 2 lần trong ca theo giờ quy định
  • Thực phẩm sau khi sơ chế được bao gói, dán nhãn trước khi đưa vào lưu trữ theo từng khu vực riêng biệt.
  • Khu chế biến phải khô ráo, tách biệt khỏi khu sơ chế và được trang bị quạt hút khói, mùi. Khi chế biến phải sử dụng bao tay và bộ dụng cụ riêng cho thực phẩm chín, sống.
  •  Khu vực vệ sinh, rửa phải có vách ngăn và cách biệt với bếp.

Ngoài ra, mỗi gian bếp công nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏ đều cần phải được trang bị đủ đầy các dòng thiết bị nhà bếp,  các thiết bị chuyên dụng, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình nấu nướng. Bạn có thể tìm đến inox Gia Huy Phát chúng tôi để được tư vấn và mua hàng, lắp đặt các thiết bị chuyên dụng này. Chúng tôi luôn cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng, chính hãng, có bảo hành đúng thời hạn cũng như chính sách hậu mãi tận tâm, mang lại sự hài lòng cho quý khác.

=>Tìm hiểu giải pháp dành cho bếp ăn công nghiệp có quy mô lớn<=

Thiết kế bếp ăn công nghiệp cần nắm các lưu ý

Thiết kế bếp ăn công nghiệp cần nắm các lưu ý

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0961242525 để được chuyên viên tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ  GIA HUY PHÁT

Địa Chỉ : 498 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TPHCM

Xưởng Sản Xuất: 11D Nguyễn Thái Bình, P. Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Điện thoại: 0961242525 (Mr Đàn) - 0961491348 - (Tư vấn thiết kế)

Mail: inoxgiahuyphat@gmail.com

Website: inoxgiahuyphat.com

Tin liên quan
    Copyright © 2024 CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ GIA HUY PHÁT. All rights reserved
    Đang online: 3      Hôm qua: 129     Tổng truy cập: 417351
    phone-icon
    facebook-icon
    zalo-icon

    bếp công nghiệp

    thiết bị bếp công nghiệp bình dương

    bếp công nghiệp gia huy phát